Theo các nhà khoa học cho biết: để một ống hút nhựa có thể phân hủy được phải mất từ 100 đến 500 năm, đối với các chai nhựa phải mất từ trên 450 đến 1000 năm. Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Việt Nam cho thấy, rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày.
Việc ô nhiễm rác thải nhựa ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, vì vậy việc chúng ta cần làm là bắt đầu học cách tiết kiệm và tái chế đồ nhựa theo nhiều cách khác nhau.
Hiểu được vấn đề này, giáo viên tổ 4 trường Tiểu học Dương Quang đã lên ý tưởng tái chế một số rác thải nhựa, góp phần thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường. Các chai nhựa đã qua sử dụng được làm sạch, sau đó thiết kế thành các chậu hoa mini. Vỏ chai soda, sữa hoặc chai nước trái cây cũ hoàn toàn có thể tạo nên được những chậu hoa nhỏ xinh đẹp. Các chậu cây sau khi hoàn thành được sắp xếp trên hành lang mỗi lớp, góp phần điểm tô cho không gian lớp học. Hàng ngày đến lớp, các em sẽ tự chăm sóc, tưới nước cho cây xanh của mình. Đối với giáo viên, đây không chỉ là hoạt động tái chế đơn thuần, mà còn như một tư liệu dạy học, mong muốn học sinh có thể hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và vai trò của cây xanh đối với sự sống của trái đất. Từ đó, khơi dậy tình yêu thiên nhiên và khuyến khích học sinh thực hiện bảo vệ môi trường sống bằng những hành động nhỏ.
Ngoài việc tái chế rác thải nhựa thành chậu cây, giáo viên còn lên ý tưởng, giúp các con học sinh được trải nghiệm, sáng tạo chai nhựa thành các vật dụng khác như: hộp bút, bàn cờ tướng, ....
GV làm sạch chai nhựa và cắt thành những chậu hoa mini
Treo chậu hoa lên lan can
GV trồng cây vào các chậu hoa
Một hành lang nhiều cây xanh
Mỗi việc làm nhỏ đều có thể
góp phần vào “sứ mệnh” chung bảo vệ hành tinh của chúng ta. Có nhiều cách để bảo
vệ môi trường khác nhau, giáo viên và học sinh khối 4 chọn cách thực hiện những
việc làm nhỏ thiết thực nhất.